MÙA GIÁNG SINH – MI GHÉ THĂM NHÀ THỜ KA ĐƠN

 

Không ít người nuối tiếc khi đến với cao nguyên Langbian ngày nay trước khung cảnh thiên nhiên đă bị tàn phá thê thảm. Thay cho những rừng thông bạt ngàn là những khối nhà bêtông cao tầng xây dựng bất chấp mọi qui luật. V́ vậy, năm 2009 khi ngôi nhà thờ Ka Đơn được xây dựng, nó đă mau chóng được b́nh chọn là kiến trúc ấn tượng nhất Việt Nam năm 2014 v́ giữ h́nh ảnh ḥa hợp với thiên nhiên, môi trường. Ngôi nhà thờ này nằm ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, cách thị xă Đà Lạt 40 km.

 Giáo xứ Kađơn

Vào giữa thập niên 50, cha Phanxicô Xavie Darricau thuộc Hội Thừa Sai Paris đă bắt đầu tiếp xúc với các anh em người bản địa tại vùng Nam sông Đa Nhim, phần lớn thuộc sắc tộc Churu Khi nhận lănh trách nhiệm tại miền M’lon,.

Khi Giáo phận Đàlạt được thiết lập cùng với việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam ngày 24/11/1960, Cha Darricau đă t́m thêm các thừa sai mới thuộc Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vincent cộng tác cho vùng đất này.

Khoảng năm 1967, Cha Jacques Gros dựng một nhà nguyện tại làng Kađơn và đảm trách cả vùng gồm các làng: Rơlơm, Madanh, Kambut, Kađơn, Karái, Kađê, Karăngchớ, Karăngọ, Proh.

Vào những ngày thứ bảy, Chúa nhật Ka Đơn có thêm các Thầy thuộc Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn Đalạt đến thực tập truyền giáo, tập hát, hớt tóc ... sinh hoạt với các em sắc tộc.

Năm 1975, Cha Jacques Gros và các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn người Châu Âu bị buộc trở về Pháp.

Năm 1977, một số người Kinh Công giáo từ Giáo xứ Lạc Lâm đến vùng Ka Đơn đi “kinh tế mới". Mỗi Chúa Nhật và những dịp Lễ trọng, họ đều ra Kađô hoặc Thạnh Mỹ tham dự Thánh lễ. Nhờ đó, anh em người sắc tộc ở các làng, vào những dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, và các Lễ trọng cũng ra Kađô hoặc Thạnh Mỹ để dự Thánh lễ.

Vào khoảng giữa năm 1989, dưới sự hướng dẫn của Cha Gioan Baotixita Khang, đại diện giáo dân làm đơn xin chính quyền cho xây dựng một Nhà Nguyện tại làng Karăngọ 2. Một tháng sau UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận. V́ trước đây vùng Kađơn thuộc Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn phụ trách và cũng theo sự hướng dẫn của Cha Gioan Baotixita Khang, theo đơn xin, Ṭa Giám Mục bổ nhiệm Cha Alexis Tống Phước Hậu, thuộc Tu Hội phụ trách Nhà Nguyện.

Trước Lễ Giáng Sinh năm 1990, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đă cử Cha Alexis Tống Phước Hậu cùng với Thày Augustinô Nguyễn Hữu Gia đến Kađơn. Năm đó Cha Alexis đă cử hành Thánh Lễ Giáng Sinh tại g̣ mối, bên cạnh cây si, thuộc đất của làng Karăngọ 2, gần khu vực Nhà thờ Kađơn hiện nay.

Đầu năm 1991 với sự giúp đỡ của Ṭa Giám Mục Đàlạt và của Tu Hội Truyền Giáo Vincent, Cha Alexis và Thầy Augustinô, đă mua được một nhà kho tiền chế của công ty trà Bảo Lộc và đă dựng lên một ngôi Nhà Thờ cho cả vùng Ka Đơn – Próh, tại khu kinh tế mới Karăngọ 2 trên thửa đất do Bà Long nhượng lại và hiến tặng một phần.

Tháng 5 năm 1991Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đă làm phép Nhà Thờ Kađơn.

Vào năm 1992, giáo xứ vui mừng v́ Thày Augustinô được thụ phong Linh Mục (31/05). Nhưng sau đó không lâu Cha được trao phó việc xây dựng cơ sở mới tại Proh.

Ngày 19/03/1994, Đức Cha Bartôlômêô thiết lập Giáo xứ Kađơn.

Ngày 03/12/1998 Thầy Giuse Nguyễn Đức Ngọc thụ phong Linh Mục và tiếp tục ở lại phục vụ giáo xứ Kađơn.

Năm 2008 tổng số giáo dân Kađơn là 4.632 người, (2.838 người Koho và Churu, cư ngụ trong 05 làng : Kađơn, Karái, Kađê, Karăngchớ và Karăngọ1 ; 1.794 người Kinh, cư ngụ trong 04 làng : Karăngọ 2 , Sao Mai, Ḥa Lạc, Lạc Nghĩa). Từ đây sinh hoạt của giáo xứ tuơng đối đầy đủ, và đi vào ổn định.

Đă đến lúc phải xây dựng lại Nhà Chúa cách xứng đáng thay cho ngôi nhà ban đầu được xây dựng năm 1991, từ một nhà kho tiền chế bằng sắt và tôle, rất nóng khi trời nắng, rất lạnh khi trời lạnh. Khi trời mưa không thể cầu nguyện v́ tiếng mưa rơi xuống tôn quá ồn.

Vâng lời Đức Cha Giáo Phận, Giáo xứ Ka Đơn đă tiến hành công việc xây dựng lại Nhà Chúa theo phương châm : đơn sơ, khiêm tốn ... và mang nét văn hóa Churu – Koho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một kiến trúc hết sức đơn giản, theo chữ dùng trong nước hiện nay là “tối giản”, nh́n qua chúng ta thấy chỉ là một ngôi nhà VN b́nh thường, nhưng được mở rộng ra. Vậy mà công tŕnh được nhiều người trong giới chuyên môn yêu thích và “đánh giá cao”.

Đây cũng là phương châm của trường phái kiến trúc Bauhaus nổi tiếng Đức: “less is more”

Công tŕnh được chú ư trước nhất do tính đơn giản của nó trong khi giới chuyên môn hiện nay đă quá bội thực với những công tŕnh “hoành tráng”, đồ sộ tham các chi tiết trang trí, màu sắc và những “sáng tạo” bất chấp qui tắc, bất chấp công năng…

Tiếp đến là công tŕnh ḥa hợp vào thiên nhiên, vào bao cảnh chung quanh, nép ḿnh vào thiên nhiên để cộng hưởng.

Thứ ba là giữa không gian nhà thờ và phong cảnh chung quanh không có ngăn chia, không phân cách, một sự đối lưu trong suốt không gượng ép:  Tính trong suốt được định nghĩa qua cảm nhận sự giao thoa đồng thời của nhiều lớp không gian.

Nhà thờ sử dụng vật liệu khung sắt, lợp ngói, lót đá tự nhiên, bao quanh là những nan gỗ dán và lớp kiếng trong suốt dọc từ trên xuống. Nét độc đáo là nhà thờ không có cửa sổ, không có cửa chính, thay vào đó là những tấm nẹp gỗ kéo qua kéo lại. Cùng với tiết tấu và nhịp điệu của hệ cột và phần “rèm” nẹp gỗ, không gian trong Nhà thờ ḥa lẫn thiên nhiên.

Chính kết cấu thông thoáng với nan gỗ - kiếng nên nhà thờ để lọt ánh sáng vào rất lung linh, nhất là từ “khu đĩ” dọi xuống (xin lỗi, đây là thuật ngữ trong kiến trúc dân gian).

Mái hiên nhà thờ kéo dài thật rộng vừa có tác dụng che mưa nắng, kéo dài sinh hoạt bất chấp thời tiết vừa chống lại những cơn mưa hắt của miến cao nguyên.

Công tŕnh thật đơn giản không đ̣i hỏi dụng công nhiều của KTS và kỹ thuật thi công. Thi công phức tạp nhất là giàn mái do tải trọng rất nặng. Do đó, công đầu phải nói ở đây là do ư tưởng (idea) của chủ đầu tư. Được biết kiến trúc nhà thờ Ka Đơn dựa trên ư tưởng chủ đạo của cha chánh xứ - cha Ngọc là: đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, dân dă; trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu, khiêm tốn, hài ḥa, nhưng nổi bật giữa thiên nhiên và mang nét văn hóa Chu Ru

Một kiến trúc sư người Đức khi đến đây đă ghi lại: “Có những nơi làm nhà rất cao nhưng lại thấp, c̣n ở Ka Đơn tôi thấy nhà làm thấp nhưng vẫn lồng lộng cao”.

Chính sự tôn trọng thiên nhiên, văn hóa và con người nơi đây, công tŕnh kiến trúc nhà thờ Giáo xứ Ka Đơn đă được nhận Giải thưởng Kiến trúc tôn giáo - Kiến trúc thánh Fondazione Frate Sole lần thứ IV - năm 2011, tại Italia. Quỹ do linh mục Costantino Ruggeri (1925 - 2007) sáng lập với mục đích khuyến khích sự sáng tạo trong quá tŕnh kiến tạo không gian thánh lễ.

Một điều khiến tôi băn khoăn là công tŕnh mới sử dụng th́ nhiều ưu điểm như thế, nhưng nh́n qua kiến trúc và kết cấu th́ vấn đề bảo quản về sau không phải là không phức tạp và tốn kém; với việc sử dụng đa phần nan gỗ cho toàn bộ công tŕnh như trên qua thời gian tất nhiên sẽ bộc lộ ra các vấn đề:

-       Vấn đề mối mọt: phải xử lư, ngâm tẩm, pḥng chống triệt đễ.

-       Vấn đề thời tiết, khí hậu: nan gỗ dễ bị co giăn, cong vênh, hư mục, màu sắc tàn phai…  

 

P.G

24.12.2015